Phương Pháp "Phân Tích & Tồng Hợp" = Võ Bị Khoa Học Úng Dụng |
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
Nguyên bản Anh ngữ của Dorsey Edward Rowe
Lê Bá Thông phiên dịch
Tọa lạc một cách kiêu hãnh trên vùng đồi núi có cao độ hơn 5000 bộ, giữa một rừng thông sầm uất thơ mộng gần thành phố Ðà Lạt, tại miền Cao nguyên thuộc Quân khu II với khí hậu điều hòa quanh năm là ngôi trường uy nghiêm đào tạo những anh tài của nước Việt Nam Cộng Hòa, đó là trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, một biểu tượng sống của niềm hy vọng tương lai dân tộc. Nơi đây gần 1000 Sinh Viên Sĩ Quan đang thụ huấn một chương trình huấn luyện 4 năm gồm vừa quân sự vừa văn hóa. Khóa huấn luyện này được soạn thảo để chuẩn bị cho các Sĩ Quan tốt nghiệp từ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, có đủ khả năng phục vụ đất nước trong giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng và xây dựng quê hương trong hoàn cảnh khó khăn nhất mà không bất cứ một Quốc gia nào khác phải đương đầu. Nhiệm vụ của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam là dạy dỗ và huấn luyện Sinh Viên Sĩ Quan để mỗi Sinh Viên có một khả năng cần thiết cho sự tiến triển và tăng trưởng cuộc đời binh nghiệp của một Sĩ Quan thuộc Quân Lực Việt Nam Cọng hòa, được chứng tỏ qua những tác phong như sau:
Ðức tính toàn năng và khả năng lãnh đạo của cấp Chỉ huy.
Một căn bản quân sự thật vững vàng.
Một văn hóa bao quát gồm sự thông hiểu kỹ thuật tương đương trình độ kỹ sư tốt nghiệp tại các trường Ðại học dân sự, được tăng cường với việc huấn luyện về các môn khoa học xã hội, nhân chủng học.
Bao gồm trong nhiệm vụ này là các mục tiêu kể sau:
Tinh thần: Cung cấp một chương trình huấn luyện ngang hàng trình độ Ðại học về nghệ thuật và khoa học; phát triển khả năng phân tích để trí óc có thể nhận định được căn nguyên và đi đến những kết luận hợp lý thực tiễn.
Ðạo đức: Phát triển lý tưởng cao độ về nhiệm vụ và có tiềm năng tuyệt vời về đức tính, kỷ luật, lòng nhiệt huyết cần thiết cho một binh nghiệp của Sĩ quan hiện dịch.
Thể chất: Ðào tạo và huấn luyện cho mỗi Sinh Viên một thân thể tráng kiện và một sức chịu đựng dẻo dai, bền bĩ của Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng hòa.
Ðể có thể hoàn thành sứ mạng huấn luyện nói trên, trường Võ Bị Quốc Gia đã tổ chức thành một Bộ Chỉ huy và 3 thành phần chính yếu sau đây:
Văn Hóa Vụ
Quân Sự Vụ
Bộ Tham Mưu và Các đơn vị Yểm trợ.
Văn Hóa Vụ: Trách nhiệm phụ trách dạy các lớp học và các môn học. Mặc dù trường Võ Bị đã thuê nhiều giáo sư dân sự, tuy nhiên phần đông các giáo sư huấn luyện viên là Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cọng hòa, tốt nghiệp từ các trường Ðại học trong nước hoặc ngoại quốc, với cấp bằng ít nhất là Cử nhân. Trường Võ Bị Quốc Gia cũng giúp phương tiện cho những giáo sư nào muốn theo học để lấy bằng Cao học và Tiến sĩ tại các Ðại học trong quốc nội hay ở ngoại quốc.
Khối Quân Sự Vụ dạy Sinh viên tất cả các môn học về quân sự và thể dục và chịu trách nhiệm về chỉ huy, kỷ luật và tinh thần của Trung đoàn Sinh viên Sĩ quan. Hầu hết các Sĩ quan được chỉ định phục vụ tại Khối Quân Sự Vụ là Sĩ quan tác chiến và đã xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
Bộ Tham Mưu phối hợp tất cả vấn đề hành chánh, tiếp liệu và các dịch vụ khác, phần nhiều được cung cấp bởi Tiểu đoàn Yểm trợ.
Ðương kim Chỉ huy trưởng của trường Võ Bị Quốc Gia là Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, đang giữ chức vụ trong nhiệm kỳ thứ hai, người đã quan tâm và đóng góp nhiều trong việc phát triển và lớn mạnh của trường. Thiếu tướng Thơ đã giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trong năm 1965-1966, thời gian khẩn thiết trong việc bành trướng để biến chuyển chương trình huấn luyện qua 4 năm trình độ Ðại học. Thiếu tướng Chỉ huy trưởng còn là cựu Sinh viên Sĩ quan, tốt nghiệp khóa 3 vào ngày 1 tháng 7 năm 1951. Ông đã theo học trường Sĩ quan Thiết giáp tại Fort Knox năm 1956 và tốt nghiệp khóa Chỉ huy và Tham mưu cao cấp tại Ft. Leavenworth năm 1964 tại Hoa kỳ.
Trường Võ Bị gồm tất cả những căn nhà được kiến trúc bắt đầu từ năm 1961. Các Sinh viên Sĩ quan cư ngụ hai hoặc ba người trong một phòng ngủ của 4 doanh trại, mỗi doanh trại gồm 100 phòng ngủ. Một phạn xá rộng lớn có khả năng dọn ăn cho 1200 người một lúc. Sinh viên Sĩ quan được tổ chức thành Trung đoàn gồm hai Tiểu đoàn, mỗi Tiểu đoàn có 5 Ðại đội. Ngoài ra còn có Hệ thống chỉ huy và chương trình huấn nhục cho tân Sinh viên giống như chương trình tương tự tại West Point.
Sinh viên của trường Võ Bị Quốc gia Việt Nam liên lạc mật thiết với West Point qua một Sinh viên lớp niên trưởng. Khóa 25 rất hãnh diện vì có người bạn cùng khóa là Sinh viên Phạm Minh Tâm đang thụ huấn tại trường West Point và sẽ tốt nghiệp từ trường Võ Bị này vào năm 1974.
Không giống như các trường Ðại học quân sự Hoa kỳ vì không có sự chỉ định trực tiếp các Sinh viên được thu nhận theo học trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Ðể được thu nhận thụ huấn, các ứng viên dân sự phải hội đủ các điều kiện sau đây:
Từ 17 đến 22 tuổi.
Là công dân Việt Nam.
Chưa khi nào lập gia thất và nếu được chấp nhận thụ huấn, cam kết không lấy vợ cho đến sau khi tốt nghiệp.
Có hồ sơ hạnh kiểm tốt.
Có thể lực tốt và đầy đủ sức khỏe vớiụ chiều cao tối thiểu là 1 thước 60 phân (khoảng 5 feet 4 inches).
Có Tú tài II ban toán hay khoa học hoặc chứng chỉ văn bằng ngoại quốc tương đương. Trúng tuyển chương trình khảo thí của trường VBQGVN.
Lịch sử của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam bắt đầu từ tháng 12 năm 1948 khi Pháp thành lập trường Sĩ quan Hiện dịch Việt Nam tại Huế. Năm 1950, trường này được dời lên Ðà Lạt và có tên là " Ecole Militaire Inter-Armes". Cho đến năm 1954, tất cả các Chỉ huy trưởng và huấn luyện viên đều là người Pháp. Việt Nam lần hồi đảm trách việc kiểm soát sau khi Hiệp định Genève ký kết và trường được đổi tên là "Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt" phiên dịch từ tên bằng tiếng Pháp trước đây.
Vào tháng 7 năm 1959, Tổng Thống Việt Nam Cọng hòa ký Nghị định thành lập "Trường Võ Bị Quốc Gia"( The Vietnamese National Academy) với Sinh viên tốt nghiệp có trình độ Ðại học. Mặc dù trên lý thuyết, Nghị định này đặt sự giáo huấn của trường Võ Bị ngang hàng với các trường Ðại học Sài gòn, Huế và Ðà Lạt, chương trình học tại Võ Bị chỉ kéo dài trong 3 năm và trình độ tương đương không được chấp nhận. Chương trình học bốn năm được chấp thuận năm 1961 nhưng chỉ có hiệu lực chưa đầy một năm vì kể từ tháng 8 năm 1962 do sự thiếu hụt Sĩ quan cấp dưới, trường VBQGVN được đặt dưới sự huấn luyện trong thời chiến và chương trình chỉ kéo dài trong 2 năm. Nhận thức được sự cần thiết đào tạo tài năng trẻ hầu có thể kiến thiết đất nước, Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, vào ngày 13 tháng 12 năm 1966, ký Nghị định thành lập chương trình học 4 năm và từ đó Sinh viên trường VBQGVN có trình độ học vấn tương đương với bất cứ trường Ðại học 4 năm khác tại Việt Nam.
Chương trình huấn luyện hiện nay tại trường VBQGVN về phương diện tổng quát cũng giống như chương trình tại West Point. Tuy nhiên trường VBQGVN có trách nhiệm huấn luyện và đào tạo Sĩ quan cho cả 3 Quân Binh chủng, hầu như bao gồm chương trình của West Point, Annapolis và Air Force Academy tại Hoa kỳ. Khóa 25 sẽ tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1972 là khóa đầu tiên thụ huấn chương trình "ba ngành"( tri-service) này được áp dụng từ năm 1970. Lý thuyết căn bản của chương trình huấn luyện "ba ngành" là trong hai năm đầu thụ huấn, tất cả Sinh viên Sĩ quan đều theo chương trình học về văn hóa và quân sự như nhau. Vào cuối năm thứ hai, Sinh viên được chia ra cho ba quân chủng: Bộ binh, Hải quân và Không quân, với 1/8 tổng số cho Hải quân, 1/8 cho Không quân và 3/4 quân số cho Bộ binh. Trong hai năm sau cùng, các Sinh viên Sĩ quan Hải quân và Không quân sẽ được huấn luyện với một chương trình văn hóa cải biến và sẽ được huấn luyện quân sự với các quân chủng liên hệ.
Cũng như tại West Point, niên học được chia làm hai giai đoạn: mùa văn hóa và mùa huấn luyện quân sự. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam dạy văn hóa từ giữa tháng 3 cho đến giữa tháng 12 và chia ra làm hai cá nguyệt. Mùa huấn luyện quân sự mà trong thời gian này Sinh viên được nghỉ phép hai tuần lễ, được kéo dài từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 3. Thời tiết tốt tại Ðà Lạt vào những tháng 12, tháng giêng, tháng 2 và tháng 3 rất thuận tiện cho việc huấn luyện quân sự, đó là lý do của sự khác biệt về thời biểu và chu kỳ huấn luyện giữa trường VBQGVN và các quân trường tại Mỹ.
Chương trình văn hóa gồm các môn học dạy về khoa học thuần túy, khoa học ứng dụng và nhân chủng học. Trong khoa học thuần túy- toán học, vật lý và hóa học- Sinh viên học, suy nghĩ và tìm hiểu lý do, phân biệt những yếu tố căn bản để suy luận và tìm ra kết luận cho vấn đề. Những khóa học này cung cấp căn bản hiểu biết vững vàng cho Sinh viên để có thể tiến tới trong khoa học áp dụng và chuẩn bị cho họ xử dụng khả năng trong các công tác kiến thiết quốc gia. Những lớp học về kỹ sư cầu cống, xa lộ và phi trường, bản đồ, khảo sát được hoạch định phát huy khả năng các chuyên gia để có thể hình thành bản đồ cho quốc gia, khảo sát và xây cất xa lộ, đường xe lửa, phát triển và bảo trì thương cảng và kiến thiết và sửa chữa cầu cống. Trong môn học về kỹ sư điện khí, ngoài việc học về nguyên tắc căn bản của máy thu thanh, xe cộ và vũ khí, Sinh viên còn được mở mang sự hiểu biết để có thể giúp họ phụ trách về các công dụng điện khí trong nước.
Ðể cân bằng thời biểu huấn luyện văn hóa, vào khoảng 40% chương trình huấn luyện chú trọng về xã hội học và nhân chủng học. Một vài khóa học này có giá trị trực tiếp và thực tiễn trong khi vài lớp học khác có mục đích đi sâu vào sự hiểu biết về thế giới và vai trò của Sinh viên trong việc phát triển văn hóa dân tộc. Sau đây là thời biểu mãn khóa của các lớp Sinh viên Sĩ quan. Khóa 25 sẽ tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1972; khóa 26 tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1973, vân... vân...
Huấn luyện quân sự chiếm khoảng 50% của thời gian thụ huấn 4 năm . Mỗi Sinh viên theo học và tham gia vào một chương trình huấn luyện thể chất, thể dục kể cả việc theo học Taekwondo, môn võ judo-karate của Ðại hàn. Tất cả Sinh viên Bộ binh đều phải theo học khóa Nhảy dù và Biệt động quân. Lý thuyết MacArthur về sự tranh tài và nhấn mạnh vào toàn năng về thể lực để dạy lòng hăng say, quyết tâm chiến thắng, đức tính cần thiết giúp cho chiến sĩ trên trận mạc đã được phát huy rất nhiều trong các Sinh viên của trường VBQGVN.
Sinh viên Võ Bị còn được huấn luyện về căn bản quân sự và chuyên môn cùng một lúc với các khóa tâm lý chiến, quân sử và lãnh đạo chỉ huy để dạy Sinh viên có một khả năng nghề nghiệp và hiểu biết vững chãi, sẵn sàng nhận những chức vụ chỉ huy và tham mưu cao hơn.
Quyết tâm và mục đích của các Sĩ quan tốt nghiệp từ trường VBQGVN về việc tái thiết đất nước, bảo vệ quê hương và phát huy lòng kiêu hãnh của Quốc gia được bao gồm trên huy hiệu của trường Võ Bị. Huy hiệu gồm có một tấm khiên màu xanh với hình thể Việt Nam in bằng màu trắng. Ôm vòng bản đồ Việt Nam là hình một con rồng vàng, trên khung viền màu đỏ, hàm răng rồng ngậm chặt thanh kiếm. Màu xanh tượng trưng cho ý chí kiêu hùng của Sinh viên Sĩ quan, màu đỏ tượng trưng cho sự hy sinh của dân tộc Việt trong nhiệm vụ bảo vệ quê hương. Con rồng vàng là biểu tượng con Rồng cháu Tiên của dòng giống Lạc Việt và thanh kiếm nói lên ý chí con nhà võ biền của người Việt Nam sẵn sàng chống giữ đất nước thân yêu.
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã đào tạo nhiều lãnh tụ của Việt Nam. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tốt nghiệp khóa 1 vào năm 1948, khi trường còn ở tại Huế, Tống Thống Thiệu cũng đã hai lần giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường VBQGVN vào những năm 1955-1956 và 1957-1959.
Ðể kết luận, người ta không thể nào không so sánh sự thành hình và phát triển của trường VBQGVN với trường West Point. Vào thời kỳ đầu và giữa thế kỷ của năm 1800, Hoa kỳ đã đối diện với tình hình tương tự- sự bành trướng, phát triển của tài nguyên quốc gia, sự tranh chấp bằng vũ lực và việc nới rộng kiểm soát của chính quyền. Với công trình đóng góp vào công cuộc kiến thiết xứ sở và những thành công về phương diện quân sự, những Sĩ quan tốt nghiệp từ trường West Point đã thành danh không những là kỹ sư và chiến sĩ mà còn là các dân biểu, những nhà ngoại giao và kỹ thuật gia. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam hiện nay cũng đang tìm cách đào tạo những nhân vật tương tự để gánh vác vai trò lãnh đạo khẩn thiết, đem hết khả năng và tâm huyết phục vụ quê hương của họ. Chúng ta có thể tự hào là " the Long Gray Line" ( tượng trưng cho Sinh viên Sĩ quan trường Võ Bị West Point) đã giúp sức dẫn đầu lộ trình này.
Ðà Lạt Việt Nam, năm 1972
Thiếu tá Dorsey Edward Rowe
Cố vấn Khối Quân Sự Vụ trường VBQG
Nguyên bản Anh ngữ của Dorsey Edward Rowe
Lê Bá Thông phiên dịch
Tọa lạc một cách kiêu hãnh trên vùng đồi núi có cao độ hơn 5000 bộ, giữa một rừng thông sầm uất thơ mộng gần thành phố Ðà Lạt, tại miền Cao nguyên thuộc Quân khu II với khí hậu điều hòa quanh năm là ngôi trường uy nghiêm đào tạo những anh tài của nước Việt Nam Cộng Hòa, đó là trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, một biểu tượng sống của niềm hy vọng tương lai dân tộc. Nơi đây gần 1000 Sinh Viên Sĩ Quan đang thụ huấn một chương trình huấn luyện 4 năm gồm vừa quân sự vừa văn hóa. Khóa huấn luyện này được soạn thảo để chuẩn bị cho các Sĩ Quan tốt nghiệp từ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, có đủ khả năng phục vụ đất nước trong giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng và xây dựng quê hương trong hoàn cảnh khó khăn nhất mà không bất cứ một Quốc gia nào khác phải đương đầu. Nhiệm vụ của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam là dạy dỗ và huấn luyện Sinh Viên Sĩ Quan để mỗi Sinh Viên có một khả năng cần thiết cho sự tiến triển và tăng trưởng cuộc đời binh nghiệp của một Sĩ Quan thuộc Quân Lực Việt Nam Cọng hòa, được chứng tỏ qua những tác phong như sau:
Ðức tính toàn năng và khả năng lãnh đạo của cấp Chỉ huy.
Một căn bản quân sự thật vững vàng.
Một văn hóa bao quát gồm sự thông hiểu kỹ thuật tương đương trình độ kỹ sư tốt nghiệp tại các trường Ðại học dân sự, được tăng cường với việc huấn luyện về các môn khoa học xã hội, nhân chủng học.
Bao gồm trong nhiệm vụ này là các mục tiêu kể sau:
Tinh thần: Cung cấp một chương trình huấn luyện ngang hàng trình độ Ðại học về nghệ thuật và khoa học; phát triển khả năng phân tích để trí óc có thể nhận định được căn nguyên và đi đến những kết luận hợp lý thực tiễn.
Ðạo đức: Phát triển lý tưởng cao độ về nhiệm vụ và có tiềm năng tuyệt vời về đức tính, kỷ luật, lòng nhiệt huyết cần thiết cho một binh nghiệp của Sĩ quan hiện dịch.
Thể chất: Ðào tạo và huấn luyện cho mỗi Sinh Viên một thân thể tráng kiện và một sức chịu đựng dẻo dai, bền bĩ của Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng hòa.
Ðể có thể hoàn thành sứ mạng huấn luyện nói trên, trường Võ Bị Quốc Gia đã tổ chức thành một Bộ Chỉ huy và 3 thành phần chính yếu sau đây:
Văn Hóa Vụ
Quân Sự Vụ
Bộ Tham Mưu và Các đơn vị Yểm trợ.
Văn Hóa Vụ: Trách nhiệm phụ trách dạy các lớp học và các môn học. Mặc dù trường Võ Bị đã thuê nhiều giáo sư dân sự, tuy nhiên phần đông các giáo sư huấn luyện viên là Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cọng hòa, tốt nghiệp từ các trường Ðại học trong nước hoặc ngoại quốc, với cấp bằng ít nhất là Cử nhân. Trường Võ Bị Quốc Gia cũng giúp phương tiện cho những giáo sư nào muốn theo học để lấy bằng Cao học và Tiến sĩ tại các Ðại học trong quốc nội hay ở ngoại quốc.
Khối Quân Sự Vụ dạy Sinh viên tất cả các môn học về quân sự và thể dục và chịu trách nhiệm về chỉ huy, kỷ luật và tinh thần của Trung đoàn Sinh viên Sĩ quan. Hầu hết các Sĩ quan được chỉ định phục vụ tại Khối Quân Sự Vụ là Sĩ quan tác chiến và đã xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
Bộ Tham Mưu phối hợp tất cả vấn đề hành chánh, tiếp liệu và các dịch vụ khác, phần nhiều được cung cấp bởi Tiểu đoàn Yểm trợ.
Ðương kim Chỉ huy trưởng của trường Võ Bị Quốc Gia là Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, đang giữ chức vụ trong nhiệm kỳ thứ hai, người đã quan tâm và đóng góp nhiều trong việc phát triển và lớn mạnh của trường. Thiếu tướng Thơ đã giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trong năm 1965-1966, thời gian khẩn thiết trong việc bành trướng để biến chuyển chương trình huấn luyện qua 4 năm trình độ Ðại học. Thiếu tướng Chỉ huy trưởng còn là cựu Sinh viên Sĩ quan, tốt nghiệp khóa 3 vào ngày 1 tháng 7 năm 1951. Ông đã theo học trường Sĩ quan Thiết giáp tại Fort Knox năm 1956 và tốt nghiệp khóa Chỉ huy và Tham mưu cao cấp tại Ft. Leavenworth năm 1964 tại Hoa kỳ.
Trường Võ Bị gồm tất cả những căn nhà được kiến trúc bắt đầu từ năm 1961. Các Sinh viên Sĩ quan cư ngụ hai hoặc ba người trong một phòng ngủ của 4 doanh trại, mỗi doanh trại gồm 100 phòng ngủ. Một phạn xá rộng lớn có khả năng dọn ăn cho 1200 người một lúc. Sinh viên Sĩ quan được tổ chức thành Trung đoàn gồm hai Tiểu đoàn, mỗi Tiểu đoàn có 5 Ðại đội. Ngoài ra còn có Hệ thống chỉ huy và chương trình huấn nhục cho tân Sinh viên giống như chương trình tương tự tại West Point.
Sinh viên của trường Võ Bị Quốc gia Việt Nam liên lạc mật thiết với West Point qua một Sinh viên lớp niên trưởng. Khóa 25 rất hãnh diện vì có người bạn cùng khóa là Sinh viên Phạm Minh Tâm đang thụ huấn tại trường West Point và sẽ tốt nghiệp từ trường Võ Bị này vào năm 1974.
Không giống như các trường Ðại học quân sự Hoa kỳ vì không có sự chỉ định trực tiếp các Sinh viên được thu nhận theo học trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Ðể được thu nhận thụ huấn, các ứng viên dân sự phải hội đủ các điều kiện sau đây:
Từ 17 đến 22 tuổi.
Là công dân Việt Nam.
Chưa khi nào lập gia thất và nếu được chấp nhận thụ huấn, cam kết không lấy vợ cho đến sau khi tốt nghiệp.
Có hồ sơ hạnh kiểm tốt.
Có thể lực tốt và đầy đủ sức khỏe vớiụ chiều cao tối thiểu là 1 thước 60 phân (khoảng 5 feet 4 inches).
Có Tú tài II ban toán hay khoa học hoặc chứng chỉ văn bằng ngoại quốc tương đương. Trúng tuyển chương trình khảo thí của trường VBQGVN.
Lịch sử của trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam bắt đầu từ tháng 12 năm 1948 khi Pháp thành lập trường Sĩ quan Hiện dịch Việt Nam tại Huế. Năm 1950, trường này được dời lên Ðà Lạt và có tên là " Ecole Militaire Inter-Armes". Cho đến năm 1954, tất cả các Chỉ huy trưởng và huấn luyện viên đều là người Pháp. Việt Nam lần hồi đảm trách việc kiểm soát sau khi Hiệp định Genève ký kết và trường được đổi tên là "Trường Võ Bị Liên Quân Ðà Lạt" phiên dịch từ tên bằng tiếng Pháp trước đây.
Vào tháng 7 năm 1959, Tổng Thống Việt Nam Cọng hòa ký Nghị định thành lập "Trường Võ Bị Quốc Gia"( The Vietnamese National Academy) với Sinh viên tốt nghiệp có trình độ Ðại học. Mặc dù trên lý thuyết, Nghị định này đặt sự giáo huấn của trường Võ Bị ngang hàng với các trường Ðại học Sài gòn, Huế và Ðà Lạt, chương trình học tại Võ Bị chỉ kéo dài trong 3 năm và trình độ tương đương không được chấp nhận. Chương trình học bốn năm được chấp thuận năm 1961 nhưng chỉ có hiệu lực chưa đầy một năm vì kể từ tháng 8 năm 1962 do sự thiếu hụt Sĩ quan cấp dưới, trường VBQGVN được đặt dưới sự huấn luyện trong thời chiến và chương trình chỉ kéo dài trong 2 năm. Nhận thức được sự cần thiết đào tạo tài năng trẻ hầu có thể kiến thiết đất nước, Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, vào ngày 13 tháng 12 năm 1966, ký Nghị định thành lập chương trình học 4 năm và từ đó Sinh viên trường VBQGVN có trình độ học vấn tương đương với bất cứ trường Ðại học 4 năm khác tại Việt Nam.
Chương trình huấn luyện hiện nay tại trường VBQGVN về phương diện tổng quát cũng giống như chương trình tại West Point. Tuy nhiên trường VBQGVN có trách nhiệm huấn luyện và đào tạo Sĩ quan cho cả 3 Quân Binh chủng, hầu như bao gồm chương trình của West Point, Annapolis và Air Force Academy tại Hoa kỳ. Khóa 25 sẽ tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1972 là khóa đầu tiên thụ huấn chương trình "ba ngành"( tri-service) này được áp dụng từ năm 1970. Lý thuyết căn bản của chương trình huấn luyện "ba ngành" là trong hai năm đầu thụ huấn, tất cả Sinh viên Sĩ quan đều theo chương trình học về văn hóa và quân sự như nhau. Vào cuối năm thứ hai, Sinh viên được chia ra cho ba quân chủng: Bộ binh, Hải quân và Không quân, với 1/8 tổng số cho Hải quân, 1/8 cho Không quân và 3/4 quân số cho Bộ binh. Trong hai năm sau cùng, các Sinh viên Sĩ quan Hải quân và Không quân sẽ được huấn luyện với một chương trình văn hóa cải biến và sẽ được huấn luyện quân sự với các quân chủng liên hệ.
Cũng như tại West Point, niên học được chia làm hai giai đoạn: mùa văn hóa và mùa huấn luyện quân sự. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam dạy văn hóa từ giữa tháng 3 cho đến giữa tháng 12 và chia ra làm hai cá nguyệt. Mùa huấn luyện quân sự mà trong thời gian này Sinh viên được nghỉ phép hai tuần lễ, được kéo dài từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 3. Thời tiết tốt tại Ðà Lạt vào những tháng 12, tháng giêng, tháng 2 và tháng 3 rất thuận tiện cho việc huấn luyện quân sự, đó là lý do của sự khác biệt về thời biểu và chu kỳ huấn luyện giữa trường VBQGVN và các quân trường tại Mỹ.
Chương trình văn hóa gồm các môn học dạy về khoa học thuần túy, khoa học ứng dụng và nhân chủng học. Trong khoa học thuần túy- toán học, vật lý và hóa học- Sinh viên học, suy nghĩ và tìm hiểu lý do, phân biệt những yếu tố căn bản để suy luận và tìm ra kết luận cho vấn đề. Những khóa học này cung cấp căn bản hiểu biết vững vàng cho Sinh viên để có thể tiến tới trong khoa học áp dụng và chuẩn bị cho họ xử dụng khả năng trong các công tác kiến thiết quốc gia. Những lớp học về kỹ sư cầu cống, xa lộ và phi trường, bản đồ, khảo sát được hoạch định phát huy khả năng các chuyên gia để có thể hình thành bản đồ cho quốc gia, khảo sát và xây cất xa lộ, đường xe lửa, phát triển và bảo trì thương cảng và kiến thiết và sửa chữa cầu cống. Trong môn học về kỹ sư điện khí, ngoài việc học về nguyên tắc căn bản của máy thu thanh, xe cộ và vũ khí, Sinh viên còn được mở mang sự hiểu biết để có thể giúp họ phụ trách về các công dụng điện khí trong nước.
Ðể cân bằng thời biểu huấn luyện văn hóa, vào khoảng 40% chương trình huấn luyện chú trọng về xã hội học và nhân chủng học. Một vài khóa học này có giá trị trực tiếp và thực tiễn trong khi vài lớp học khác có mục đích đi sâu vào sự hiểu biết về thế giới và vai trò của Sinh viên trong việc phát triển văn hóa dân tộc. Sau đây là thời biểu mãn khóa của các lớp Sinh viên Sĩ quan. Khóa 25 sẽ tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1972; khóa 26 tốt nghiệp vào tháng 12 năm 1973, vân... vân...
Huấn luyện quân sự chiếm khoảng 50% của thời gian thụ huấn 4 năm . Mỗi Sinh viên theo học và tham gia vào một chương trình huấn luyện thể chất, thể dục kể cả việc theo học Taekwondo, môn võ judo-karate của Ðại hàn. Tất cả Sinh viên Bộ binh đều phải theo học khóa Nhảy dù và Biệt động quân. Lý thuyết MacArthur về sự tranh tài và nhấn mạnh vào toàn năng về thể lực để dạy lòng hăng say, quyết tâm chiến thắng, đức tính cần thiết giúp cho chiến sĩ trên trận mạc đã được phát huy rất nhiều trong các Sinh viên của trường VBQGVN.
Sinh viên Võ Bị còn được huấn luyện về căn bản quân sự và chuyên môn cùng một lúc với các khóa tâm lý chiến, quân sử và lãnh đạo chỉ huy để dạy Sinh viên có một khả năng nghề nghiệp và hiểu biết vững chãi, sẵn sàng nhận những chức vụ chỉ huy và tham mưu cao hơn.
Quyết tâm và mục đích của các Sĩ quan tốt nghiệp từ trường VBQGVN về việc tái thiết đất nước, bảo vệ quê hương và phát huy lòng kiêu hãnh của Quốc gia được bao gồm trên huy hiệu của trường Võ Bị. Huy hiệu gồm có một tấm khiên màu xanh với hình thể Việt Nam in bằng màu trắng. Ôm vòng bản đồ Việt Nam là hình một con rồng vàng, trên khung viền màu đỏ, hàm răng rồng ngậm chặt thanh kiếm. Màu xanh tượng trưng cho ý chí kiêu hùng của Sinh viên Sĩ quan, màu đỏ tượng trưng cho sự hy sinh của dân tộc Việt trong nhiệm vụ bảo vệ quê hương. Con rồng vàng là biểu tượng con Rồng cháu Tiên của dòng giống Lạc Việt và thanh kiếm nói lên ý chí con nhà võ biền của người Việt Nam sẵn sàng chống giữ đất nước thân yêu.
Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam đã đào tạo nhiều lãnh tụ của Việt Nam. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tốt nghiệp khóa 1 vào năm 1948, khi trường còn ở tại Huế, Tống Thống Thiệu cũng đã hai lần giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường VBQGVN vào những năm 1955-1956 và 1957-1959.
Ðể kết luận, người ta không thể nào không so sánh sự thành hình và phát triển của trường VBQGVN với trường West Point. Vào thời kỳ đầu và giữa thế kỷ của năm 1800, Hoa kỳ đã đối diện với tình hình tương tự- sự bành trướng, phát triển của tài nguyên quốc gia, sự tranh chấp bằng vũ lực và việc nới rộng kiểm soát của chính quyền. Với công trình đóng góp vào công cuộc kiến thiết xứ sở và những thành công về phương diện quân sự, những Sĩ quan tốt nghiệp từ trường West Point đã thành danh không những là kỹ sư và chiến sĩ mà còn là các dân biểu, những nhà ngoại giao và kỹ thuật gia. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam hiện nay cũng đang tìm cách đào tạo những nhân vật tương tự để gánh vác vai trò lãnh đạo khẩn thiết, đem hết khả năng và tâm huyết phục vụ quê hương của họ. Chúng ta có thể tự hào là " the Long Gray Line" ( tượng trưng cho Sinh viên Sĩ quan trường Võ Bị West Point) đã giúp sức dẫn đầu lộ trình này.
Ðà Lạt Việt Nam, năm 1972
Thiếu tá Dorsey Edward Rowe
Cố vấn Khối Quân Sự Vụ trường VBQG
Xử Dụng WIKIPEDIA Để TỔNG HỢP Môn TÂN VẬT LÝ
Do Nguyễn Định Quốc K26/TVBQGVN "Tổng Hợp" đề tài được cho: "Tân Vật Lý"
Đề tài: Xử dụng Wikipedia để "Tổng Hợp" môn "Kinh Tế Học Sơ Lược"
( Xem tóm tắt, giải thích ở trang "Guide KHUD Book" và cách dịch ra tiếng Việt ở "Trang chủ" đề mục "Khoá 26" )
Do Nguyễn Định Quốc K26/TVBQGVN "Tổng Hợp" đề tài được cho "Kinh Tế Học Sơ Lược"
Mẹ Việtnam ơi, chúng con vẫn còn đây
Để Hiểu Rỏ Hơn Về Môn Tân Vật Lý:
Large Hadron Collider
https://en.wikipedia.org/wiki/Large_Hadron_Collider
First observation of gravitational waves
https://en.wikipedia.org/wiki/First_observation_of_gravitational_waves
What Is the Holographic Principle?
https://youtu.be/8LsHmMHfaF4
Quantum Theory - Full Documentary HD
https://youtu.be/CBrsWPCp_rs
Fission And Fusion
https://youtu.be/yTkojROg-t8
The Standard Model Explains Force And Matter
https://youtu.be/p5QXZ0__8VU
Particle Physics Gravity and the Standard Model
https://youtu.be/JUpczfGXhBo
Extra dimensions, gravitons, and tiny black holes - CERN
https://home.cern/about/physics/extra-dimensions-gravitons-and-tiny-black-holes
What is a Higgs Boson?
https://youtu.be/RIg1Vh7uPyw"The Boxing Day" The Second Discovery of Gravitational Waves Confirmed
https://youtu.be/qDK15lTx3YU
Gravitational Waves: A New Era of Astronomy Begins
https://youtu.be/xj6vV3T4ok8
Origins of Black Holes: Gravity at Its Extreme
https://youtu.be/85l2ZKbNwwc
Inside Black Holes | Leonard Susskind
https://youtu.be/yMRYZMv0jRE
Black Holes and Wormholes in the Universe - Space Documentary
https://youtu.be/4Tq4RbQ11Xg
Black Holes and Holographic Worlds
https://youtu.be/7f9d7XZu8UQ
Master Of The Universe Stephen Hawking Episode 1... MUST WATCH
https://youtu.be/Qf2m35N3DJU
Infinite Worlds: A Journey through Parallel Universes
https://youtu.be/OO4uzgiRHkE
Drawing the 4th, 5th, 6th, and 7th dimension
https://youtu.be/Q_B5GpsbSQw
Imagining the "Zeroth" Dimension
https://youtu.be/emlcwyvnsg0
Imagining the First Dimension
https://youtu.be/MV47Mcmo25I
Imagining the Second Dimension
https://youtu.be/4s1-UR3D21s
Imagining the Third Dimension
https://youtu.be/-D4swzK4sKk
Imagining the Fourth Dimension
https://youtu.be/MN4KC_zlW4g
Imagining the Fifth Dimension
https://youtu.be/eN24Sv0qS1w
Imagining the Sixth Dimension
https://youtu.be/OdnhKE95AqM
Imagining the Seventh Dimension
https://youtu.be/2FWRndF01xI
Imagining the Eighth Dimension
https://youtu.be/oDNO6vv1SjE
Imagining the Ninth Dimension
https://youtu.be/uCP44Q37YHA
Imagining 10 Dimensions - the Movie
https://youtu.be/gg85IH3vghA
Welcome To The 11th Dimension - Documentary
https://youtu.be/Ez1aDzwllT4
String theory (rare documentary) part 1
https://youtu.be/S8sbzA5j2Tk
Multiverse: One Universe or Many?
https://youtu.be/aUW7patpm9s
Universe or Multiverse - Quantum Physics - Documentary
https://youtu.be/5hULCfSfkmU
Leonard Susskind on The World As Hologram
https://youtu.be/2DIl3Hfh9tY
A Thin Sheet of Reality: The Universe as a Hologram
https://youtu.be/HnETCBOlzJs