Khoá 26



Web Hình TVBQGVN
http://vobidfw.com/

Hình Picasaweb Của Nguyễn Hửu Xương (TQLC) K26/TVBQGVN
http://picasaweb.google.com/114590818802906647031/VoBiDaLat?gsessionid=7sYkIPdzWc75o22qYmWGtg


( Xem tóm tắt, giải thích ở trang "Guide KHUD Book" và cách dịch ra tiếng Việt ở "Trang chủ" cuối đề mục "Khoá 26" )

Chú ý:
Thứ nhất, khi bạn click chuột lên một hàng WEB LINE. Bạn đã sang một trang WEB khác.
Thứ hai, khi bạn muốn trở lại trang WEB NẦY, bạn ÐỪNG nên click trên dấu (X) ở thanh trên cùng. Mà bạn nên click vào dấu (< --) để đi ngược về trang trước.
Sau cùng, chúc các bạn trở về đúng trang và giải trí vui vẻ.





Life of a Vietnamese Family in France: The season Noel
(Do Nguyễn Định Quốc (BĐQ) K26/TVBQGVN thực hiện)
https://www.youtube.com/watch?v=ssUa1BWmXWY




Khu Người Việt Little Saigon - Quận Cam - Cali - California - Khu Người Việt Ở Mỹ
https://www.youtube.com/watch?v=C3fE6d9kyWY&feature=youtu.be

Melania Trump, Mẹ Nấm, Donald Trump và Hai Bà Trưng
http://danlambaovn.blogspot.com/2017/11/melania-trump-me-nam-donald-trump-va.html#more

Giã Từ Đà Lạt
(Của Hàn Đức Tuấn (PB) K26/TVBQGVN)
https://youtu.be/sky51snDIIQ




Kỷ Niệm Ngày Khóa 26 Ra Trường

Nhân kỷ niệm ngày Khóa 26 ra trường, trước hết tôi xin được thắp một nén hương để tưởng nhớ các bạn khóa 26, các phu nhân đã ra đi trước chúng tôi, sau xin gửi lại một bài viết đã đăng trên Đa Hiệu, nhưng mục đích để gợi lại một chút kỷ niệm của khóa, của tình bằng hữu chúng ta .
Giềng
Chim Biển Võ Bị
Ðào Quý Hùng K26
-----
“Em phải biết một đời trai du tử
Có khi nao chôn kiếm ngủ bên trời”(Trầm Kha). 
-----
   Buổi sáng ngày 18 tháng 1 năm 1974, tại vũ đình trường Lê Lợi truớc sự chứng kiến của Tổng Thống VNCH và các quan khách,175 sinh viên sĩ quan khóa 26 đã tuyên thệ để trở thành các tân sĩ quan hiện dịch xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. 22 tân thiếu úy về phục vụ hải quân, 15 về không quân, số còn lại được phân phối đến các binh chủng và sư đoàn. Cùng ngày, tại quần đảo Hoàng Sa, hải quân Trung Cộng đang bao vây các chiến hạm, lăm le tiến chiếm quần đảo này. Trong bài diễn văn, Tổng Thống đã nhấn mạnh đến tình hình nghiêm trọng của đất nước, nhắn nhủ và kỳ vọng vào các Tân Sĩ Quan. Cũng trong dạ tiệc tiếp tân mãn khóa, Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng Lâm Quang Thơ đã trấn an các tân sĩ quan, mong muốn lớp trẻ luôn luôn giữ vững truyền thống hào hùng, nối tiếp con đường các bậc đàn anh đã đi trước. Chúng tôi, nửa vui mừng vì vừa hoàn tất được chương trình huấn luyện dài đăng đẳng, môt chặng đường 4 năm 26 ngày với những kỷ luật sắt thép của một quân trường đứng hàng đầu, nửa lo âu cho tương lai trước mặt, cũng không khỏi luyến nhớ một số bạn không may phải ở lại thụ huấn thêm hoặc đã gãy gánh giữa đường.
   Sáng hôm sau, thức dậy thu xếp hành trang rời trường, lòng bâng khuâng khôn tả. Nhìn lại dãy hành lang gạch hoa chạy dài suốt doanh trại của hai đại đội, hồi tưởng mới ngày nào chập chững qua khỏi mùa tân khóa sinh, được mang Alpha, được đàn anh khóa 25 bàn giao cho mớ nùi giẻ và bột Nab, làm công tác vệ sinh doanh trại mỗi ngày, mà nay chỉ còn những giây phút ngắn ngủi nữa thôi, sẽ không còn được trông thấy nữa. Tản bộ ra trước sân cỏ trung đoàn, tôi cố thu hết vào tâm trí hình ảnh những dãy doanh trại SVSQ màu gạch đỏ quen thuộc, từ AB đến CD, EF, GH và phạn xá, đã chất chứa biết bao nhiêu là kỷ niệm. Từng toán đàn em đi ngang qua, giơ tay chào giã biệt. Nguyễn Văn Chung khóa 27, cùng làm hội quán đại đội với tôi khi chúng tôi còn ở ÐÐ F, hỏi đùa- “ Niên Trưởng có bàn giao lại phái đoàn mì xào cho ai chưa? ”. “Phái đoàn mì xào” tiếng lóng cợt giỡn để ám chỉ các cô bạn gái ở Ðà Lạt, thường hay vào trường thăm SVSQ dịp cuối tuần, khi bụng đói thì tụi tôi chỉ biết mời các cô vào câu lạc bộ Nhữ Văn Hải lót lòng mà có lẽ chỉ có món mì xào là được nhất thôi. Lương tháng SVSQ rất ít, tuy là ký sổ nhưng một cô thì còn đỡ, chứ đằng này, có cô kéo cả ba bốn cô bạn vào như cả một phái đoàn thì một chầu mì xào mỗi tuần cũng khốn đốn lắm thay...
   Cảm nghiệm sắp đến lúc chia tay, đám đàn em không còn nhìn khóa 26 chúng tôi bằng sự sợ sệt nữa nhưng chứa đựng một điều gì nuối tiếc xót xa. Tôi cố đè nén những cảm giác mông lung lẫn lộn trong tâm tư, lòng tự nhủ, tuy còn nhiều việc trước mặt phải lo, nhưng hãy tận hưởng mười ngày phép mãn khóa trước đã, rồi hạ hồi phân giải. Lăng xăng với cậu em út lên tham dự lễ mãn khóa, tôi không còn thì giờ từ giã Cúc, cô bạn Huế quen hồi giữa năm thứ tư, nhân một buổi dạ vũ của trung đoàn SVSQ tại hội quán Huỳnh Kim Quan, thôi thì đành chờ viết thư xin lỗi sau vậy.
   Cũng ngày này 19 tháng 1, Hải Quân Trung Úy Nguyễn Văn Ðồng khoá 25, tức nhà thơ Trầm Kha, người đóng góp rất nhiều thi phẩm trên tờ Ða Hiệu, trưởng khẩu 127 ly trên tuần dương hạm HQ 5 (*), đã tử thương tại Hoàng Sa do đạn tấn công của tàu Trung Cộng, được vinh thăng cố đại úy. Niên trưởng Nguyễn Văn Ðồng cùng chung Ðại Ðội K với tôi, lại ngồi chung bàn ăn trong phạn xá suốt một năm dài. Hộ tống hạm HQ 10 bị bắn chìm, hạm trưởng Ngụy Văn Thà chết theo tàu, tuần dương hạm HQ 16 bị hư hại nặng vì đạn pháo, riêng HQ 5 và khu trục hạm HQ 4 chỉ bị tổn thất nhẹ.  Chiếc HQ 2 cũng có mặt tại vùng Ðà Nẵng nhưng không tham chiến.
   Về Sài Gòn sau 10 ngày nghỉ phép, 22 đứa chúng tôi trình diện Bộ Tư Lệnh Hải Quân tại Bến Bạch Ðằng. Lãnh quân trang, chuẩn bị, sửa chữa bộ đại lễ trắng cho vừa vặn để trình diện Ðô Ðốc tư lệnh lúc bấy giờ là Ðề Ðốc Trần Văn Chơn. Chúng tôi được đô đốc tiếp đón rất niềm nở với nhiều thiện cảm đặc biệt, không biết có phải một phần nhờ niên trưởng Trần Minh Chánh khóa 24 là trưởng nam của đô đốc hay không.
   Ngày hôm sau, chúng tôi lại tập họp để chọn đơn vị. Tất cả được phân phối cho các chiến hạm từ khu trục hạm, tuần dương hạm, hộ tống hạm, dương vận hạm cho đến hải vận hạm v...v. Cá nhân tôi chọn tuần dương hạm Trần Quang Khải HQ 2. Thực sự tôi không biết trước HQ 2 như thế nào, chỉ theo thứ tự ngẫu nhiên mà chọn thôi. Tôi được lệnh trình diện Bộ Tư Lệnh mỗi ngày chờ chiếc HQ 2 trở về từ vùng I. Các bạn cùng khóa đã lần lượt đến các đơn vị của mình. Cùng lúc này, tôi hay tin buồn, Lê Quang Quảng thuộc Sư Ðoàn 22 (*) Bộ Binh, bạn cùng khóa, cùng học Trần Lục, Chu Văn An với Phạm Thực và tôi, anh ra đi trước nhất trong khóa, tử trận tính ra được  2 tháng sau khi ra trường. 
   Ở Bộ Tư Lệnh hơn ba tuần thì được thông báo chiếc HQ 2 đã về nghỉ tại Bến Ðá, Vũng Tàu. Tôi cầm sự vụ lệnh đón xe đò ra trình diện đơn vị mới. Trên con đường dài gần ba tiếng đồng hồ, lòng tôi ngổn ngang trăm mối. Bỗng dưng nhớ trường, nhớ bạn bè, đàn anh, đàn em một cách kinh khủng. Nhớ những đội hình diễn hành, nhớ sân cỏ, những tiếng hô tập họp, tiếng kèn chạy sáng, phạn xá, bãi tập, lớp học văn hóa... Mọi sinh hoạt, mọi động tác mới ngày nào nhất nhất đều có sự hướng dẫn sửa sai, bây giờ tôi như chim đã đủ cánh, tự bay, tự nhảy một mình. Thiếp đi trong dòng tư tưởng, xe đã đến bến lúc nào. Tôi hỏi thăm, thuê Honda thồ ra Bến Ðá. Tại đây, chỉ có những chiếc tàu hải quân tuần tiễu nhỏ, một vài chiến hạm thả neo xa xa ngoài khơi mà tôi đoán HQ 2 ở trong số đó. Tôi chặn một anh Trung Sĩ hỏi thăm, hóa ra anh cũng thuộc thủy thủ đoàn của HQ 2, đi phép thường niên, hôm nay anh hết phép trở về tàu trình diện. Anh nói phải đợi xuồng của chiến hạm ra đón thì mới lên tàu được. Thấy cặp lon còn mới, anh hỏi tôi ra trường Nha Trang khóa mấy? Tôi trả lời, tôi từ Ðà Lạt ra. Anh tròn mắt chặn lời ngay - Mấy ông Ðà Lạt thì thôi réc lô khỏi nói -. Ðêm hôm đó tôi theo đám nhân viên HQ 2 xuống xuồng ra tàu. Viên sĩ quan trực tiếp đón tôi, chỉ dẫn cho chỗ tạm trú, chờ ngày mai trình diện hạm trưởng. Tôi được giao chức vụ phụ tá sĩ quan nội vụ và hải hành. Tổ chức trên chiến hạm, dưới hạm trưởng là hạm phó, một sĩ quan cơ khí trưởng, lo phần kỹ thuật máy móc, kế đến là sĩ quan nội vụ, cai quản hành chánh nhân viên và các sĩ quan phụ trách từng ban tùy thuộc vào những ngành chuyên môn. Trước tôi có niên trưởng Ho àng Văn Tấn khóa 25, đáo nhận HQ 2 nhưng sau đó đã thuyên chuyển đi đơn vị khác hoặc du học Hoa Kỳ, tôi không được rõ. Ba ngày, sau khi tôi xuống đơn vị thì chiến hạm nhận công tác tuần dương dọc hải phận quốc tế. Vào mùa quân sự năm thứ ba và thứ tư, cũng là mùa biển động dữ dội, chúng tôi đã được thực tập trên chiến hạm ngoài khơi, tuy thể chất không hẳn là quen với sóng cao biển động, nhưng cũng đã có chút kinh nghiệm. Dầu vậy, đã hơn một năm qua, bây giờ tôi mới trở lại với sự thử thách của sóng gió. Từ cửa Vũng Tàu, chiến hạm cưỡi sóng theo hướng Ðông Bắc ra khơi. Tôi đứng trên phòng lái cùng hạm trưởng và sĩ quan hải hành. Con tàu mỗi lúc một lắc lư nhiều.  Tôi bắt đầu thấy choáng váng, bụng khó chịu như muốn nôn mửa, chung quanh, vài nhân viên đã bỏ chạy xuống boong dưới, chắc là tìm nơi tựa nghỉ. Tôi bước ra ngoài chỗ hải bàn định hướng, đứng trước gió cho thoáng khí. Hít vào thở ra mạnh và đều, lòng vừa tự nhủ – Phải Tự Thắng mình, thì sẽ vượt qua tất cả – Tôi lấy ý chí phấn đấu cố chế ngự cái thể xác đang bị cơn sóng hoành hành. Ðược một lúc thì lạ lùng thay, tôi thấy bình thường trở lại, và tôi đã đứng trọn phiên trực bốn tiếng yên lành không có gì xảy ra.
   Chuyến công tác dọc theo hải phận nhiệm vụ của chiến hạm là bắn yểm trợ vào các vùng sôi đậu dọc theo duyên hải trong đó có Sa Huỳnh. Ðược hai tháng thì một máy của chiến hạm bị trục trặc, nên có lệnh về Hải Quân Công Xưởng để sửa chữa. Dịp về Saigon này vào mùa hè năm 1974, khi trở lại nhà, tôi nhận được thư mời và đã tham dự Ðại hội Võ Bị lần đầu tiên tại Tòa Ðô Sảnh Saigon do Chuẩn Tướng Ðỗ Kiến Nhiễu, Ðô trưởng, tổ chức. Tôi gặp lại niên trưởng Hà Tham khóa 25 tại đây. Trung Tướng Trần Văn Trung được bầu là chủ tịch chủ tọa đoàn. Tôi vì là khóa nhỏ nhất trong nghị trường nên được chọn là thư ký. Ðại Hội có soạn thảo một nội quy thành lập Hội Ái Hữu Võ Bị, nội dung tôi không còn nhớ chi tiết, sau này nhiều lời đồn đại gán ghép cho rằng mục đích của Ðại Hội là để lập “Ðảng Võ Bị”.
   Thỉnh thoảng gặp gỡ lại bạn bè ngoài phố, tôi tiếp tục nhận được thêm tin buồn như bên Nhảy Dù Khóa 26 đã mất đi Lê Hải Bằng, Tô Văn Nhị, Trần Ðại Thanh... tại Thường Ðức. Thủy Quân Lục Chiến có Diệp Thanh Sơn Thấu, ngoài vùng I. Nhớ lại hồi nào, buổi trưa trong phạn xá, bao lần chúng tôi cúi đầu dành những giây phút mặc niệm các đàn anh ra đi, bây giờ chắc là các khóa đàn em lại thay chúng tôi, cũng đang cúi đầu để tưởng niệm các bạn khóa 26 đã nằm xuống trên khắp các chiến trường. Ngoài ra cũng có một tin vui là một người bạn khóa 26 khác, Nguyễn Văn Trí, hiền như cục bột, biệt danh “U Tri Tri”, người hùng của Sư Ðoàn 18, được chọn là chiến sĩ xuất sắc và đượïc mời về Thủ Ðô, lên đài truyền hình quân đội phỏng vấn um sùm.
   Trong quân chủng Hải Quân, tôi cũng gặp hoặc nghe nói về một số các niên trưởng thuộc gia đình Võ Bị như khóa 16 có NT Nguyễn Duy Long, NT Nguyễn Nh ư Phú, khóa 24 có NT Trần Minh Chánh, Ðại Úy hạm trưởng tuần duyên hạm, NT Nguyễn Ngọc San, Trưởng Phòng Nhân Viên Bộ Tư Lệnh, khóa 25 có NT Trần Văn Minh, tuỳ viên Tư Lệnh Hạm Ðội, NT Võ Hồng Nhạn, tùy viên CHT Hải Ðội III...
   Trở lại HQ 2, chiến hạm nhận nhiệm vụ kế tiếp là canh phòng bảo vệ các dàn khoan dầu ngoài thềm lục địa. Thời gian này tôi có dịp biết các địa danh như đảo Phú Quý, Mũi Né, Cù Lao Thu, Hòn Tre... và những nơi mà tàu thường tìm đến ẩn tránh mỗi khi có bão lớn. Gần cuối năm 1974, tôi được cử về Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang thụ huấn khóa Sĩ Quan Hành Quân/Trung Tâm Chiến Báo m ột th áng. Khi trở lại đơn vị thì có lệnh công tác tuần tiễu quần đảo Trường Sa. Trước khi đi, chiến hạm ghé Vũng Tàu đón rước chuyên chở một trung đội địa phương quân thuộc tiểu khu Phước Tuy do một thiếu úy làm trung đội trưởng, trang bị đạn dược, lương khô cho 6 tháng, nhiên liệu xăng nhớt đủ dùng cho hai xuồng nhỏ để di chuyển quanh đảo. Với vận tốc hai máy gần tối đa, chiến hạm cũng phải mất gần hai ngày trên biển mới tới nơi.
   Trung đội địa phương quân gần ba mươi người dùng xuồng được trang bị một máy cũng cỡ như máy đuôi tôm ta thường thấy, từ từ đổ bộ lên đảo Nam Yết, một đảo tương đối lớn nhất trong một chuỗi những hòn đảo nhỏ thuộc chủ quyền của Việt Nam, tôi ước định đường kính chừng 300 mét (*). Liên lạc thì dùng máy vô tuyến gọi chuyển tiếp qua các chiến hạm tuần tiễu chung quanh quần đảo. Ða số các quân nhân trú đóng trên đảo dùng thời giờ nhàn rỗi, ngày ngày quăng lưới, thảy lựu đạn bắt cá phơi khô, đóng bao để dành đến ngày đáo hạn đem về. Thỉnh thoảng biển êm, hạm trưởng lại cho lệnh thả neo, bỏ xuồng máy xuống cho thủy thủ đoàn thay phiên đổ bộ lên đảo. Từ chiến hạm, dùng ống nhòm nhìn vào chung quanh đảo thấy bải cát trắng xóa nhưng thực ra toàn là trứng chim biển. Nhân viên nhà bếp tiếc rẻ lấy những thùng đựng sơn hốt trứng đem về, khi thì luộc, khi thì chiên hoặc làm bánh ga la. Nhìn chiếc bánh thấy thật hấp dẫn nhưng ăn vào sặc sụa mùi tanh của cá, vì chim biển chỉ ăn cá mà thôi. Ðảo có rất nhiều núi đá san hô, tôi gọi là “núi” vì tuy không nổi trên mặt nước nhưng là những tảng rất lớn, làm trắng xóa cả một vùng biển. Tàu lớn nếu không cẩn thận dễ đụng phải và chìm như chơi.
   Ðầu năm 75, vào ngày 29 tết, toán canh phòng trên đảo Nam Yết báo cáo một quân nhân chẳng may bị tử nạn khi anh ta quăng lựu đạn bắt cá. Tiểu khu Phước Tuy muốn đem xác anh về Vũng Tàu. Nhờ dịp này mà chúng tôi được trở lại đất liền ăn tết vào đúng ngày mồng hai. Ba ngày sau đó lại trở ra Trường Sa tiếp tục nhiệm vụ tuần tiễu. Lúc về sau, chúng tôi phát hiện nhiều dấu hiệu khác lạ từ những đảo chung quanh do các quốc gia khác tuyên bố dành chủ quyền như Ðài Loan, Trung Cộng, Phi Luật Tân... Họ tấp nập chuyên chở những vật dụng xây cất đến các đảo này. Chúng tôi đã báo cáo về trung ương mọi
   Tháng 3 năm 75, lệnh từ Saigon, chỉ thị HQ 2 trực chỉ ra vùng I duyên hải mà bộ chỉ huy ở Tiên Sa, Ðà Nẵng. Qua các hệ thống liên lạc vô tuyến, chúng tôi hiểu được phần nào những diễn biến nghiêm trọng trong đất liền. Hằng đêm, chúng tôi thường thay phiên nhau canh thức để thi hành những lệnh yểm trợ hải pháo vào các vị trí tình nghi có địch trú đóng. Tin Ban Mê Thuộc mất vào tay địch, toàn thể Vùng I ở vào thế báo động trầm trọng. Thêm một số chiến hạm đến vùng tăng phái cho HQ 2. Ðêm 28 tháng 3, tôi được chỉ định làm sĩ quan trọng pháo, điều động yểm trợ tác xạ không ngừng. Tờ mờ sáng hôm sau, khi mặt trời hơi ló dạng, dùng ống nhòm quan sát bãi Tiên Sa, chùa Non Nước, một cảnh tượng không thể ngờ, vừa xe vừa người đen kín, di chuyển qua lại dọc bờ biển. Rồi lớp thì dùng thuyền thúng, lớp thì tự bơi ra tàu. Hạm trưởng ra lệnh vận dụng tất cả các nhân viên, dùng hết mọi phương tiện để vớt người, nhưng dù cách mấy cũng không thể nào xuể. Nhân viên thả lưới xuống bên hông tàu, mạnh ai nấy tìm cách leo lên. Nhiều thân người rơi xuống, không biết có ngoi lên được không. Tiếng la hét, tiếng kêu cứu tứ phương mọi hướng. Tôi đã qua nhiều đêm ngủ không trọn vẹn, lại mất ngủ cả đêm hôm rồi, đang ngất ngưởng thì nghe có tiếng gọi tên mình từ đằng sau lưng. Giật mình quay lại, thấy một thân người chỉ vỏn vẹn có chiếc quần xà loỏng ướt sũng, mãi mới nhận ra thằng bạn cùng khóa, Dương Phước Tuyến, Thủy Quân Lục Chiến, Tiểu Ðoàn 2 Trâu Ðiên. Nghẹn ngào không nói được, tôi dắt bạn về phòng, tìm cho Tuyến một bộ đồ mặc tạm. Tuyến có ba anh em cùng vào Võ Bị, một người anh khóa 24 và một người em khóa 28. Sau này, tôi nhận được hai người bạn cùng khóa nữa cũng thuộc đơn vị TQLC, thoát được lên HQ 2, đó là Nguyễn Quang Lạc và Hoàng Kim Long.
   Ra lại boong tàu, tôi gặp thêm các đàn anh, bạn bè trong Thủy Quân Lục Chiến và Sư Ðoàn 3. Ðến gần chiều tối thì số người lên tàu, kể cả thường dân nữa tôi ước đoán có đến bốn ngàn, con số này thật là ít ỏi so với số lượng quân và dân di tản cả vùng I còn kẹt lại mà tôi được biết trong đó có bạn thân tôi, Phạm Thực khóa 26, thuộc Thủy Quân Lục Chiến, tiểu đoàn 6 Thần Ưng cùng với bao người khác phải đứng nhìn đoàn tàu quay mũi bỏ đi. Trở về chuyện HQ 2, vấn đề thiết thực cần phải lo là an ninh, trật tự, thực phẩm và nước uống. Trên chiến hạm, mọi thứ tiếp liệu chỉ dự trù cho quân số khoảng 250 người. Tôi đề nghị hạm trưởng, và ông bằng lòng nhờ các cấp chỉ huy TQLC kêu gọi tinh thần tự giác, kỷ luật của các anh em binh sĩ. Rất may không có việc gì quá đáng xảy ra. Một ngày sau, có lệnh từ trung ương, HQ 2 cùng các tàu nhỏ và xà lan kéo về Cam Ranh. Tại đây, tất cả mọi người được đổ bộ lên bờ. Sau đó, chiến hạm lại trở ra công tác, lần này tại vùng II duyên hải, từ Bình Ðịnh trở vào. Chẳng bao lâu vùng II mất. Thêm một lần nữa, HQ 2 đón tiếp sóng người tị nạn từ đất liền ra. Một số lên được tàu, một số bỏ thây trên biển. Cả lính và thường dân lẫn lộn. Một chiếc trực thăng bay lượn tìm cách đáp xuống sàn tàu, nhưng vì không có chỗ nên cả phi công và hành khách tự bỏ tàu nhảy xuống biển bơi lên chiến hạm. Hạm trưỏng phái nhân viên lái xuồng nhỏ vớt nhữõng người vừa nhảy xuống. Khi lên boong tàu, tôi nhận ra một trong những ngưòi này là Tư Lệnh Sư Ðoàn 2, tướng T. V. N., khóa 10 Ðà Lạt.  
   Chiến hạm lại trở về Cam Ranh đổ bộ người và sau đó trở ra vùng Phan Thiết. Ðược một tuần thì có lệnh bỏ vùng và trực chỉ Trường Sa. Qua mấy tuần vất vả, tinh thần khủng hoảng vì những biến chuyển của đất nước, tôi không còn thì giờ để nhớ về gia đình người thân, không biết là tất cả có bình yên? Cũng chẳng làm gì được bây giờ. Thư từ liên lạc thật khó khăn và lâu lắc, nhất là đơn vị di động rầy đây mai đó như chúng tôi.
    Ðến NamYết, chúng tôi gặp những chiếc tàu buôn tấp nập khác thường. Có thể là những tàu che dấu trang bị vũ khí không chừng. Dùng viễn kính nhìn qua đảo Thái Bình, Phú Lâm của Ðài Loan, đảo Loại Ta của Phi Luật Tân thấy có bóùng máy bay lên xuống, nhộn nhịp. Toán địa phương quân canh phòng trên đảo báo cáo, lúc vắng mặt tàu hải quân, thường có những tàu lạ lởn vởn chung quanh đảo. Rõ ràng là họ đã manh nha ý đồ xâm chiếm. Chúng tôi tự đặt trong tình trạng báo động thường xuyên.
   Tháng 4 biển trở nên êm dịu hơn. Vào những đêm trời trong sáng nhìn vào quần đảo Trường Sa, ánh phản chiếu từ những tảng san hô, hắt lên mặt nước, tỏa ra một màu trắng nhòa, thật đẹp. Lâu lắm rồi tôi không còn có dịp đàn ca. Tôi xuống khu thủy thủ, mượn cây đàn guitar, ra trước mũi tàu, gió biển lồng lộng, ngồi hát bài “Bay Ði Cánh Chim Biển”, ở khung cảnh này, tâm trạng này mới thấy Ðức Huy viết bài này hay thật. Tôi muốn viết một bài thơ diễn tả tâm trạng mình lúc bấy giờ, nhưng chưa khi nào làm thơ cả. Thôi thì cứ thử, bài thơ này tôi đặt thành bài hát nghêu ngao thời gian lênh đênh trên biển, sau này mất nước rồi tôi bỏ quên luôn, qua bao năm tháng tôi còn nhớ mang máng một số câu như sau (quên phần điệp khúc, chỉ nhớ lõm bõm):
Hành Quân Trên Ðảo Trường Sa
Chiều ra đảo Trường Sa
Bãi san hô trắng nhòa
Bầy chim thấy tàu lạ
Cất tiếng chào qua loa...
Chiều nơi đảo Trường Sa
Lòng bao nỗi nhớ nhà
Biết người em nho nhỏ
Có ngóng về phương xa ?...
Chiều quanh đảo Trường Sa
Nhịp sóng vỗ chan hòa
Ngỡ hải âu mời gọi
Cất tiếng cùng hoan ca...
Chiều nơi đảo Trường Sa
Mây đen đến là đà
Gió lùa cơn biển động
Bão kéo về bao la...
Chiều trên đảo Trường Sa
Trứng chim vỏ màu ngà
Tanh hôi mùi biển mặn
Tạm làm bánh ga la...
Chiều lên đảo Trường Sa
Vớt xác người lính già
Chết vì miểng lựu đạn
Quăng không đủ tầm xa...
Chiều xa đảo Trường Sa
Lòng thương nhớ mặn mà
Cách đã bao ngàn dặm
Biết ai còn thiết tha ?. (Trưòng Sa 4/75)
   Ngày 26 tháng 4, Bộ Tư Lệnh gởi công điện khẩn cấp gọi chiếc HQ 2 trở về Saigon. Chúng tôi chỉ kịp từ giã một cách vội vã trên vô tuyến những người bạn địa phương quân canh phòng, mà không ngờ đó là lần cuối cùng chúng tôi liên lạc với nhau. Tàu cặp bến Bạch Ðằng chiều 28, tôi sốt ruột tin tức gia đình nên xin phép về thăm nhà. Sáng hôm sau 29 tháng 4, lệnh giới nghiêm được loan báo trên đài phát thanh, cha tôi sợ tôi ở nhà nguy hiểm nên khuyên tôi trở về đơn vị. Ðường xá Saigon chỗ nào cũng có canh gác, nút chặn. Phải vất vả lắm tôi mới ra được bến Bạch Ðắng. Chiến hạm vắng vẻ, chỉ ngoại trừ các nhân viên có phiên trực, còn đa số đi phép qua đêm chưa về. Khoảng 5 giờ chiều, khung cảnh trở nên náo loạn, nhộn nhịp chưa bao giờ thấy. Người người không biết từ đâu kéo đến, ùn ùn đổ lên tàu, không một sức lực nào cản được. Tôi thấy có rất nhiều tướng lãnh đi cùng với gia đình. Khoảng gần nửa đêm tàu được lệnh tách bến. Sáng hôm sau ngày 30, tại cửa Vũng Tàu, trên máy phát thanh, Tổng Thống một ngày Dương Văn Minh kêu gọi buông súng đầu hàng. Ðồng thời trên hệ thống vô tuyến, trung tá Lê Duy Linh (*), Trưởng phòng Tâm Lý Chiến Hải Quân, VC nằm vùng, kêu gọi các chiến hạm quay trở lại. Tàu trực chỉ về đảo Phú Quốc. Tại đây, sau khi liên lạc với Ðệ Thất Hạm Ðội Hoa Kỳ, HQ 2 được chọn làm soái hạm dẫn đầu đoàn tàu tị nạn, khởi sự cuộc hành trình tiến về Subic Bay, một căn cứ không quân của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân, mở đầu cho những ngày tha hương, một trang sử mới cho đất nước dân tộc.
 ---
   Chính sách và mục đích của chính phủ cũng như của Trường Võ Bị là đào tạo các sĩ quan hiện dịch, làm rường cột cho quân đội, bao gồm tất cả các quân binh chủng. Tuy một số khóa về trước cũng đã từng phục vụ trong các quân chủng ngoài bộ binh, nhưng chỉ bắt đầu từ khóa 25, việc chọn lựa, chuẩn bị phục vụ Hải và Không Quân mới khởi sự ngay từ giữa năm thứ hai qua cuộc thi trắc nghiệm tâm lý, đến cuối năm thì tuyên bố kết quả để chương trình huấn luyện quân chủng có thể áp dụng ngay vào đầu mùa quân sự năm thứ ba.
   Vì chương trình còn mới mẻ, khi chúng tôi về trình diện đơn vị Hải Quân, không khỏi mang tâm trạng của một nàng dâu mới về nhà chồng. Nhiều băn khoăn, lo lắng, chịu nhiều cặp mắt dò xét thử lửa của các bà chị, cô em chồng. Hơn nữa, lại đi theo sau vết xe của các niên trưởng khóa 25, là khóa rất xuất sắc, có lẽ vì thế mà làm cho mình phải cẩn thận hơn, cố gắng hơn, châm ngôn Tự Thắng thuộc nằm lòng, hành xử cho đúng tinh thần người Võ Bị. Viết bài này, tôi không quên cám ơn các cấp chỉ huy, các anh em, các thuộc cấp trong đơn vị tuần dương hạm HQ 2, dù lúc đầu có chút bỡ ngỡ, xa lạ, nhưng sau đó đã đón tiếp tôi, cư xử với tôi trong mối thâm tình quý mến đậm đà như không có gì khác biệt ngay cả trong các công tác, nhiệm vụ mệt nhọc hiểm nguy cũng như những lúc thoải mái đàn hát, vui chơi ngả nghiêng nơi quán nhậu hoặc mài gót giày khắp các vũ trường từ  Ðà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu...Việc này đã được chứng minh lúc còn tạm trú tị nạn tại Wake Island, khi tôi bị trúng độc tưởng bỏ mạng, anh em cùng đơn vị đã tận tình chăm sóc cho tôi từng ly từng tí, hơn là ruột thịt của chính mình.
   Những ơn huệ đặc biệt mà tôi nhận được chính là nhờ những năm tháng được tôi luyện trong một môi trường thật lý tưởng mà tôi đã cố gắng đem ra áp dụng một phần.
   Ngày nay, không còn khoác màu áo chiến binh, nhưng lòng những mong tinh thần Võ Bị vẫn mãi mãi tồn tại trong mỗi Cựu Sinh Viên Sĩ Quan, trong tôi.

CHIM BIỂN K26
(*) Bài viết bằng ký ức, không tránh khỏi những sai sót nhầm lẫn vì trí nhớ mai một của người viết. Xin độc giả lượng tình tha thứ.




WEB Của Phu Nhân Phạm Thực (Thủy Quân Lục Chiến) K26B/TVBQGVN
http://autim.net/
BLOG của Tăng Xuân Tài (Biệt Động Quân) K26/TVBQGVN
http://ctsq-aetvietnam.blogspot.com/






Dùng Wikipédia, http://www.microsofttranslator.com/ Hay Youtube Để "Tổng Hợp" Một Đề Mục Rất Tiện Lợi, Vì Ta Có Thể Dịch Ra Tiếng Việt Như Mẩu Dưới Đây:

Từ Wikipédia:


Từ http://www.microsofttranslator.com :


Từ Youtube:








Xử dụng Wikipedia, http://www.microsofttranslator.com/ và Youtube để "Tổng Hợp" đề tài "Vũ Trụ Toàn Ảnh (Holographic Universe)" và dịch đề mục ra tiếng Việt.

http://www.merriam-webster.com/dictionary/hologram (Copy Hàng Địa Chỉ Web Kế Bên, Mỡ http://www.microsofttranslator.com/, Rồi Paste Vào Khung Màn Hình, Tiếp Theo Chọn Ngôn Ngữ, Sau Cùng Bấm Dịch)

https://en.wikipedia.org/wiki/Photographic_plate

https://en.wikipedia.org/wiki/Photographic_film (Nếu Wikipeđia Không Có Tiếng Việt, Mỡ Hàng Địa Chỉ Web Kế Bên, Copy 1 Page (1 Screen Text),  Mỡ http://www.microsofttranslator.com/, Rồi Paste Text Vào Khung Màn Hình, Bước Tiếp Theo Chọn Ngôn Ngữ, Sau Khi Đọc Xong, Copy Page Text Kế Tiếp, Rồi Trờ Lại Làm Thù Tục Như Vừa Làm Cho Đến Hết Bài Của Web)

https://en.wikipedia.org/wiki/Holography (Wikipedia)



The Holographic Universe (Part One)
https://youtu.be/lMBt_yfGKpU (Youtube)

The Holographic Universe Part Three
https://youtu.be/Ah-vvVVgYmA

Do Nguyễn Định Quốc K26/TVBQGVN "Tổng Hợp" đề tài được cho "Vũ Trụ Toàn Ảnh (Holographic Universe)"




Giờ này anh ở đâu ?